Kinh doanh hàng tạp hóa là vấn đề đang được các doanh nghiệp hay những người buôn bán nhỏ quan tâm đặc biệt. Họ khá đau đầu trong qua trình mở một cửa hàng mới . và sau đây là một số kinh nghiệm cho người mới kinh doanh.
1.Chọn địa điểm mở cửa hàng tạp hóa
Đối với cửa hàng tạp hoá sẽ không khó để có được khách hàng tiềm năng. Tuy nhiên, cũng không vì thế mà ta chủ quan với việc chọn địa điểm đặt cửa hàng, bởi yếu tố này chiếm tới 80% quyết định sự thành công. Khi mở một cửa hàng tạp hoá,điều cần thiết là nên chọn địa điểm tập trung dân cư đông đúc, kinh tế phát triển.
Cửa hàng tiện lợi nên có mặt tiền tiếp xúc với đường lớn có nhiều người qua lại. Thường sẽ là các khu như Chung cư, gần chợ, gần các cơ quan, công ty, khu công nghiệp,… Tại các địa điểm nói trên, người dân có mức sống cao, thu nhập ổn định nên nhu cầu mua sắm cũng cao hơn những nơi khác.
Đặc điểm này rất phù hợp để mở cửa hàng tạp hoá lớn, sản phẩm đa dạng và được đảm bảo về chất lượng. Ngoài ra, nếu ở các vùng quê, nơi dân cư tập trung vừa phải, với lối sống tự cung tự cấp là chủ yếu thì chỉ nên xây dựng cửa hàng nhỏ lẻ. Tránh tình trạng cung lớn hơn cầu, hạn chế hàng tồn kho và sự hao hụt của sản phẩm.
2. Khảo sát và phân tích thị trường
Sau khi lựa chọn được địa điểm để mở cửa hàng tạp hóa, bước tiếp theo bạn cần làm là khảo sát và phân tích thị trường khu vực đó. Bạn cần hiểu rõ được nơi đây chủ yếu thuộc nhóm dân cư nào, là nông dân, công nhân, dân văn phòng hay học sinh sinh viên,…
Ở từng nhóm dân cư sẽ có đặc điểm riêng về mức thu nhập, nhu cầu sử dụng, sở thích,… Dựa vào từng đặc điểm đó mà chúng ta sẽ phân tích được những mặt hàng chính để có thể kinh doanh hiệu quả.
Nếu bỏ qua bước này sẽ dẫn đến tình trạng lấy hàng một cách tràn lan, không hợp thị hiếu hoặc khách hàng không ưu chuộng.
Một số kinh nghiệm kinh doanh hàng tạp hóa trong việc lựa chọn hàng hoá phù hợp từng với từng nhóm đối tượng như:
- Khu vực tập trung nhiều công nhân, học sinh sinh viên : các sản phẩm thông dụng, phổ biến, giá thành rẻ.
- Khách hàng chủ yếu là công nhân viên chức, dân văn phòng thì những đặc điểm về chất lượng, mẫu mã, trưng bày đẹp mắt lại là yếu tố tiên quyết.
- Ngoài ra cũng có một số đối tượng khách thuộc phạm vị khó hơn như là người nước ngoài, người cao tuổi, trẻ em,… thì chủ cửa hàng càng phải tìm hiểu và phân tích kỹ càng.
3. Chọn nguồn cung cấp hàng hoá
Kinh doanh cửa hàng tạp hoá để tìm được nguồn hàng chất lượng với giá hợp lý là một bước vô cùng quan trọng.
Ngày nay, hầu hết các cửa hàng tạp hoá đều chọn nhập hàng từ một hoặc nhiều nguồn sau:
Nguồn hàng tại các chợ đầu
Nguồn hàng từ siêu thị bán buôn
Nguồn hàng từ các hãng lớn
4. Đa dạng mặt hàngCàng có nhiều mặt hàng cho khách hàng lựa chọn thì tâm lý mua hàng sẽ thấy hài lòng hơn và có xu hướng quay trở lại với cửa hàng. Hàng hoá nên đa dạng tuy nhiên lấy những hàng gì với số lượng bao nhiêu cần phải cân nhắc rất kỹ.
Nếu mong muốn mở cửa hàng tạp hoá nhỏ, nên nhập mặt hàng thiết yếu như: Mắm, muối, đường, mỳ chính,… Còn đối với các cửa hàng lớn, cần nhập thêm các mặt hàng có thương hiệu uy tín, chất lượng cao như: rượu vang, sữa bột, bánh kẹo cao cấp, hàng xách tay,…
5. Trưng bày hàng hoá một cách khoa học
Trung bày hàng hóa là một nghệ thuật, không dễ gì có thể đặt hàng hóa một cách lộn xộn. Hàng hóa được trưng bày dựa theo đặc điểm thuộc tính , to , nhỏ ,danh mục hàng hóa khác nhau tùy theo từng loại sản phẩm mà từ đó ta có thể sắp xếp kệ một cash hợp lý và kháchhàng dễ tìm kiếm
6. Quan tâm đến dịch vụ khách hàng
Kinh doanh hàng tạp hóa luôn cập nhật nhanh nhất những chương trình khuyến mại của các nhãn hàng hoặc tự mình xây dựng các chương trình khuyến mại tri ân khách hàng. Chiết khấu bao nhiêu phần trăm cho hoá đơn có giá trị lớn hay áp dụng phiếu mua hàng, phiếu tích điểm cũng là những cách thông minh để hoàn thiện tốt dịch vụ khách hàng.
7. Quản lý cửa hàng
Một cửa hàng tạp hoá sẽ chứa một lượng sản phẩm khổng lồ với rất nhiều mặt hàng khác nhau. Vì thế để kinh doanh hiệu quả, tránh tình trạng hàng tồn kho và nắm bắt được tình hình kinh doanh mỗi ngày, không gì tối ưu hơn là bạn sử dụng phần mềm quản lý bán hàng.
Đối với những cửa hàng tạp hóa nhỏ thì cũng có thể tự thiết kế quản lý trên Excel với những thuật toán đơn giản. Thậm chí là ghi chép kỹ lưỡng vào sổ tay theo dõi từng ngày. Miễn sao cửa hàng của bạn được quản lý cẩn thận và chi tiết nhất là được.