z4322493166747_d5773ec4d9a330e3a8c3b31e752e9b55

Lựa chọn hoàn hảo cho mọi bữa ăn

Lựa chọn hoàn hảo cho mọi bữa ăn

DANH MỤC SẢN PHẨM

Bia Nước Ngọt: Có Nên Uống Chung Với Nhau?

Khác với vị đắng của bia khiến nhiều người không quen. Bia khi pha với nước ngọt có hương vị ngòn ngọt rất dễ uống mà còn lâu say. Khi đi picnic hay tụ tập đông người mà có phụ nữ thì bia nước ngọt là lựa chọn hàng đầu. Hoặc nhiều người muốn lâu say đã chọn cách uống một ngum bia kèm một ngụm nước ngọt. Nhưng uống chung bia và nước ngọt rất có hại cho sức khỏe. Khoa học đã chứng minh điều đó. Hãy cùng đón đọc bài viết sau để biết thêm chi tiết nhé!

Bia Nước Ngọt: Có Nên Uống Chung Với Nhau?
Rượu bia pha với các loại nước ngọt rất được ưa chuộng trong các buổi đi chơi vì vị ngọt nhẹ, dễ uống và “khó say”

Có nên uống bia nước ngọt chung với nhau?

Trái với suy nghĩ uống bia pha với nước ngọt sẽ lâu say hơn của nhiều người. Uống chung bia và nước ngọt lại dễ say hơn và khiến bạn mệt mỏi hơn so với bình thường; khi chỉ uổng riêng bia hoặc rượu. Vậy nên câu trả lời là không nên uống bia chung với nước ngọt.

Nhiều người pha loãng bia bằng cách cho thêm nước ngọt để chống say. Tuy nhiên suy nghĩ này hoàn toàn sai lầm. Khi sản xuất nước ngọt, đặc biệt là nước ngọt có gas; người ta sẽ cho vào nước một lượng vừa đủ CO2 ( carbon dioxide) hòa tan dưới áp suất và áp lực cực cao. Khi mở nắp chai nước ngọt, chúng ta thường thấy một lượng khí thoát ra và nước ngọt bị sủi những bọt khí nhỏ. Đây chính là khí CO2 thoát ra do áp lực giảm.

Khi khát nước,chúng ta thường chọn nước ngọt có gas vì khả năng giải khát nhanh chóng và giúp cơ thể tỉnh táo tức thì. Đó chính là vì tác dụng của CO2  đã đẩy nhanh sự hấp thụ dịch thể của niêm mạc ruột.

Khi chúng ta uống chung hai loại nước này với nhau.  CO2 có trong các loại nước ngọt có gas sẽ đem theo nồng độ cồn; nhanh chóng lan đi khắp cơ thể và thúc đẩy sự hấp thu của niêm mạc ruột. Thay vì chỉ hấp thu CO2 như khi chỉ uống nước ngọt; niêm mạc ruột sẽ hấp thu cả cồn và CO2. Đây là lý do vì sao uống thức uống lại dễ say và khiến bạn mệt hơn. Đặc biệt là khi bụng rỗng.

Bia Nước Ngọt: Có Nên Uống Chung Với Nhau?
Uống chung bia với nược ngọt đẩy nhanh quá trình hấp thu chất cồn của niêm mạc ruột, khiến người uống dễ say và mệt mỏi hơn

Tác hại khi uống bia – nước ngọt

Tưởng như có thể cải thiện tửu lượng khi tụ họp. Bia nước ngọt lại gây ra những tác hại vô cùng xấu cho cơ thể mặc dù theo nhận định của nhiều người thì loại thức uống này lại khá ngon.

  • Khi uống bia pha cùng với các loại nước ngọt trong thời gian dài. Khí CO2 được hấp thu vào cơ thể lâu dần sẽ gây tổn hại cho thận, gan, dạ dày và cả đường ruột.
  • Gây nên tình trạng tăng nhịp tim. Gây nên các vấn đề liên quan đến tim mạch
  • Làm ảnh hưởng đến giấc ngủ; rối loạn giấc ngủ. Cụ thể là ngủ chập chờn, không sâu giấc, tỉnh dậy nhiều lần.
  • Là nguyên nhân chính gây nên tình trạng “say tỉnh”. Những người uống rượu bia kiểu này sẽ vẫn say nhưng không thể ngủ. Tức là say rượu với tình trạng còn thức. Điều này khiến những người này dễ gây ẩu đả, gây ra tai nạn xe trong tình trạng đầu óc không minh mẫn hơn những người chỉ uống bia và rượu.
uống rượu
Khi thức uống có gas và thức uống có cồn được uống chung với nhau gây nên tình trạng “say thức”, khiến chung ta mệt mỏi hơn

Làm thế nào để tỉnh rượu một cách nhanh chóng

Bia rượu trong những cuộc vui và tiệc tùng là không thể thiếu. Tuy nhiên nếu có thể từ chối được thì chúng ta hãy cố gắng uống bia nước ngọt ít nhất có thể nhé.

Nhưng một khi đã say rượu thì không được lái xe. Nếu không còn cách nào khác, hãy thử những cách giải rượu nhanh với một vài công thức đơn giản sau:

  1. Trà gừng và chanh
  2. Nước dừa
  3. Nước chanh hoặc cam tươi
  4. Nước ép cà chua
  5. Cháo trắng
  6. Nước mía

Đây chắc chắn là loại nước mà hầu như hàng quán nào cũng sẽ có ít nhất 1 – 2 loại. Hãy chắc chẳn bản thân đã tỉnh táo để có thể làm chủ tay lái.

Hãy chia sẻ những thông tin bổ ích này cho bạn bè của bạn nữa nhé!

Facebook
LinkedIn

Bài viết liên quan

viVietnamese
Shopping Cart 0
No products in the cart.

Đăng ký nhận tư vấn